Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Kinh nghiệm chụp ảnh gia đình hạnh phúc

Đăng lúc: . Đã xem 253 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Kinh nghiệm chụp ảnh gia đình hạnh phúc
Kinh nghiệm chụp ảnh gia đình hạnh phúc
Trong một năm với nhiều dịp lễ hội, sinh nhật và những bữa ăn tối ấm cúng khi gia đình quây quần bên nhau, ta sẽ luôn mong muốn ghi lại bức ảnh gia đình tuyệt vời đó. Xét cho cùng, những bức ảnh này là vật kỉ niệm những khoảnh khắc quý giá chia sẻ cùng những người thân yêu của bạn. Chụp ảnh về chân dung gia đình có lẽ là nghề nhiếp ảnh lâu đời nhất – từ thời người ta phải ngồi yên nín thở trước cái hộp đen to tướng cho đến thời nay, khi mà bất kì ai cũng có thể chụp ảnh những người thân yêu của mình một cách dễ dàng với máy ảnh kĩ thuật số SLR. Vấn đề khó khăn là phải chụp không chỉ một người mà nhiều người trong khung hình.Đó quả là một công việc thách thức. Cứ để mấy đứa cháu trai, cháu gái hiếu động quá mức vào rồi bạn sẽ hình dung ra công việc sắp tới sẽ thế nào. Đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ mách cho bạn những yếu tố cơ bản cần nhớ để những người gần gũi nhất và thân yêu nhất của bạn sống mãi qua năm tháng và được thể hiện trong diện mạo tốt nhất có thể.
1. Hiểu chủ đề của bạn
Dì Lily muốn mình trông thật mảnh dẻ, chị hai không muốn đứng gần máy ảnh vì sợ mọi người sẽ nhìn thấy mụn trên mặt chị, còn chú Tom muốn làm sao không để lộ mảng tóc hói trên đỉnh đầu. Hãy hỏi các thành viên trong gia đình xem họ muốn gì và đến khi bạn đã hiểu rõ họ, bạn sẽ giành được những nụ cười rạng rỡ của tất cả mọi người khi sản phẩm cuối cùng được ra lò.
2. Di chuyển nhanh chóng, tận hưởng niềm vui và hành động ngẫu hứng.
Không phải bức ảnh nào cũng chụp ở thế đứng hoặc ngồi. Một số bức ảnh gia đình bạn có thể chụp ngẫu hứng, chẳng hạn như khi Mẹ và Bố đút cho nhau ăn trong bữa ăn tối. Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đã thiết lập máy ảnh DSLR đúng để có thể chộp lấy những tình tiết sinh hoạt gia đình tuyệt vời này.
 
3. Chú ý sau lưng của bạn!
Phông nền đóng vai trò quan trọng trong một bức ảnh gia đình đẹp. Phông nền bừa bãi với quá nhiều màu sắc có thể làm rối thêm một bức ảnh đã quá bừa bộn. Đừng nghe lời Mẹ khi bà bảo bạn phải đưa khu vực chợ trời vào trong bức ảnh. Nếu là ảnh gia đình, thì hãy tập trung vào con người chứ không phải cảnh vật. Hãy tìm phông màu trung tính hoặc đồng màu như bức tường hoặc một tấm trải giường trơn khi chụp ở nhà. Nếu bạn chụp ngoài trời hãy đa dạng hoá góc chụp – chụp ở góc thấp hoặc cao có thể loại bỏ phông nền rối làm người xem xao lãng.

Loại bỏ được phông nền sẽ làm nổi bật nụ cười của các thành viên
4. Hãy phối hợp
Cho dù là ảnh gia đình mang phong cách trang trọng hoặc tự nhiên, thường thì bức ảnh sẽ có hiệu quá tốt hơn nếu bạn thông báo để mọi người ăn mặc với tông hoặc màu tương tự nhau. Việc trang bị đầy đủ sẽ quyết định tông màu của những bức ảnh. Ngoài ra, hãy chọn “gam màu nhẹ nhàng tinh tế”, “sôi động” hoặc “gây ấn tượng sâu sắc” thay vì những bộ quần áo giống nhau. Nếu đó là lần sinh nhật thứ 60 của Bố,có lẽ chỉ nên để mình Bố mặc áo màu sáng còn những thành viên khác trong gia đình sẽ ăn mặc giản dị để Bố được nổi bật. Quá nhiều màu sắc và hoa hoè hoa sói sẽ làm người xem rối trí. Ngoài ra, những họa tiết hoa văn quá đặc trưng có thể làm cho những bức ảnh của bạn nhanh chóng lỗi thời.
5. Hãy Cân bằng
Ánh sáng đóng vai trò thiết yếu để tạo nên một bức ảnh chụp nhóm đẹp. Hãy cố gắng để có được ánh sáng đều nhưng điều này không phải lúc nào cũng làm được – nếu không hãy chọn thời điểm chụp lúc 8h sáng hoặc vào “giờ vàng”,tức là 5h30 chiều.Đây là thời điểm ánh sáng dịu ấm và thật sự làm tôn lên vẻ đẹp của bức ảnh. Bạn chỉ cần làm sao để ánh mắt của tất cả mọi người đều sắc nét và khuôn mặt được chiếu sáng gần như đều nhau là tốt rồi.
 
6. Bí quyết là sắp xếp lệch nhau
Bí quyết để có được ảnh chụp nhóm tự nhiên và đẹp về mặt hình ảnh là sắp xếp mắt của chủ đề ở nhiều mức độ và đa dạng hoá chủ đề. Hãy bố trí để khuôn mặt của một số thành viên thấp hơn những thành viên khác, chẳng hạn hãy để bà thì ngồi trên ghế ,còn bé thì ngồi cao trên vai bố.
 
7. Đến gần và âu yếm nhau
Ánh sáng tập trung vào khuôn mặt hoặc ánh sáng phẳng thường là cách thức an toàn nhất để chụp một bức ảnh gia đình. Tuy nhiên, như tên gọi của nó, nó có thể tạo ra hiệu ứng phẳng. Ánh sáng phẳng là nguồn sáng đến từ phía sau người chụp ảnh. Nếu có thể, hãy chụp ảnh nhóm với nguồn sáng lệch một góc 45 độ, đồng thời dùng vải trắng hoặc bìa cứng màu trắng ở phái bên kia để làm phản xạ ánh sáng và chiếu sáng cho chủ đề. Cách làm này thường tạo chiều sâu và giúp chủ đề bạn nổi bật lên.
 
Khi chụp ngoài trời, hãy tìm những bóng râm – dưới tán cây, trong bóng râm của một toà nhà hoặc tán dù để có ánh sáng phân tán đồng đều hơn cho bức ảnh của bạn.Nếu chụp ngoài trời, bạn có thể dùng đèn flash hoặc ánh sáng dịu tự nhiên từ cửa sổ. Quy tắc chung là hãy sắp xếp vật dụng trong nhà ở góc bên phải so với nguồn sáng. Hãy đặt chủ đề gần với cửa sổ và tốt nhất là bố trí ánh sáng lệch nhẹ về một bên để tạo độ sâu với phần bóng râm và những phần sáng nhất.
Mẹo nhỏ:Nếu chủ đề của bạn đứng theo một đường thẳng, hãy sắp xếp để họ đứng lệch nhau một chút và phần vai gối lên nhau để tránh ảnh chân dung trông quá trang trọng. Khi chụp ảnh một nhóm lớn trong khung hình, hãy cố gắng chia nhỏ nhóm thành cụm hai hoặc ba người.Bằng cách này ta sẽ dễ dàng sắp xếp hơn. Hãy cố gắng bố trí chủ đề theo bố cục tam giác, kim cương hoặc hình chữ chi – đây là những bố cục phổ biến thường được sử dụng trong ảnh chân dung.Điều quan trọng là để mọi người đứng sát cạnh nhau . Lý do rất đơn giản – điều này giảm “khoảng cách” và làm toát lên sự mật thiết, sự hoà hợp và sự gần gũi trong nhóm. Ngoài ra, bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu để mọi người chạm vào người đứng kế bên. Ngôn ngữ cơ thể tinh tế này giúp liên kết những người trong nhóm với nhau. Điều này rất quan trọng giúp truyền tải cảm xúc của bức ảnh.
8. Ôi thôi, cu cậu lại nhắm mắt nữa rồi!
Một trong những thách thức lớn nhất trong chụp ảnh chân dung gia đình sẽ là một chủ đề sẽ chớp mắt không đúng thời điểm hoặc trông có vẻ ngái ngủ. Mặc dù bạn có thể chụp lại cho một nhóm nhỏ ba hoặc bốn người, nhưng đối với nhóm lớn, điều này thực sự rất bất tiện. Không may là thiết lập chế độ chụp liên tục cũng không giúp ích gì mấy. Điều quan trọng là phải nhìn lướt qua mắt các chủ đề trước khi bấm chụp. Một mẹo hay là bảo mọi người nhắm mắt lại rồi đếm ngược từ năm trở xuống và bảo mọi người mở mắt ra khi đếm đến một. Bằng cách này mọi người có thể giữ cho mắt mở to mà không chớp mắt trong ít nhất một giây để bạn bấm máy và tạo ra một bức ảnh “ăn tiền”.
9. Thu hút sự chú ý
Đối với người lớn và thanh thiếu niên, bạn có thể dễ dàng yêu cầu họ tập turng vì họ thường sẵn sàng để chụp hình và đa số đều muốn mình trông xinh đẹp. Nhưng đối với trẻ em hay những người nhát chụp ảnh thì không hẳn vậy. Hãy cố gắng động viên chủ đề để họ thể hiện tốt nhất trong ảnh.Tiếng cười thường là liều thuốc tốt nhất. Hãy pha trò vui nhộn – bạn sẽ có những tiếng cười, điệu bộ và những vẻ mặt vui nhộn nhất. Đừng ngại làm ra vẻ anh hề để mọi người cảm thấy thoải mái. Đối với trẻ con, một số bé sẽ hưởng ứng trò chơi “ú oà” của bạn từ sau máy ảnh trong khi những bé khác cần phải pha trò quác quác ầm ĩ để chúng cười khúc khích. Bạn cũng có thể yêu cầu một nhóm làm điều gì đó lạ một chút – chẳng hạn tạo một kim tự tháp người, hô hào hoặc nhảy nhót. Cách làm này không chỉ tạo ra những bức ảnh ngẫu hứng và vui nhộn mà còn giúp mọi người thư giãn để có bức ảnh tự nhiên hơn.
10. Hãy làm cho mọi người đều vui.
Cuối cùng thì điều quan trọng là khoảnh khắc chụp ảnh chứ không phải bản thân bức ảnh.Hãy tận hưởng niềm vui, thái độ tích cực sẽ có tác động tốt.Nếu bạn không được bức ảnh như ý muốn, hãy cố gắng nói rằng “bức ảnh này hay đấy”, “chúng ta hãy cố gắng chụp thêm vài kiểu nữa nhé” thay vì nói “nhìn xấu quá” hoặc “như thế này thì không đúng”. Hãy tạo niềm vui và sự tự tin cho chủ đề của bạn; họ sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái và bạn sẽ tạo được những nụ cười rạng rỡ, ngời sáng mà bạn muốn có trong các bức ảnh chụp gia đình tuyệt vời.
 
Mẹo nhỏ: Chọn ống kính có tiêu cực đúng
Để chụp những bức ảnh chân dung gia đình đẹp, nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng các ống kính không phóng đại được gọi là ống kính chuẩn. Tuy nhiên một số ống kính phóng đại loại tốt cũng có thể tạo ra những bức ảnh chân dung tuyệt vời chẳng hạn như ống kính Canon EF 70 – 200mm f/2,8L IS II USM. Các ống kính góc rộng khiến chủ thể trông có vẻ bị phồng lên với cái mũi to và đôi tai nhỏ. Các ống kính chụp xa thường có hiệu ứng ngược lại và tạo ra những gương mặt “phẳng lì”. Ống kính chụp ảnh chân dung tốt nhất nằm ở khoảng giữa, với dải tiêu cự từ 50mm tới 100mm.
Tạo cảnh nền mờ giúp thu hút người xem vào gương mặt. Các ống kính có khẩu độ tối đa rộng tõ ra rất hữu hiệu nhờ tạo ra chiều sâu trường ảnh nông giúp biến mọi cảnh vật gây xoa lãng thành một cảnh nền mờ dịu nhưng quyến rũ.
Một số ống kính phù hợp:
Canon EF 50mm f/1,2 L USM
Canon EF 85mm f/1,2L II USM
Canon EF 135mm f/2L USM
Thế còn bạn thì sao?
Đừng quên bạn cũng rất quan trọng đấy. Hãy cố gắng để bạn có chân trong những bức ảnh quý giá ấy. Chân máy, dây bấm máy và máy DSLR với chế độ hẹn giờ sẽ cho bạn cơ hội có mặt trong những bức ảnh quý của cả nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét